nuoc-trong-thap-giai-nhiet-can-phai-dap-ung-nhung-tieu-chuan-nao

4 tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt mà doanh nghiệp cần biết

Các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành và độ bền của tháp. Vậy những tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Nước trong tháp giải nhiệt là phương tiện truyền và trao đổi nhiệt, giúp làm mát máy móc, thiết bị. Do đó, để tháp hoạt động tốt, không ảnh hưởng đến thiết bị, nước trong tháp cần đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:

 

 

nuoc-trong-thap-giai-nhiet-can-phai-dap-ung-nhung-tieu-chuan-nao

Nước trong tháp tản nhiệt cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

 

 

Độ dẫn điện thấp

Yếu tố này cho thấy hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước ở mức nào, từ đó đo được khả năng dẫn điện của nước. Đơn vị đo độ dẫn điện nước là microsiemens/cm.

Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ tăng nguy cơ hình thành cặn bẩn trong tháp. Lúc này, những cặn bẩn sẽ bám chặt vào đường ống, van, bề mặt tháp làm giảm áp lực nước và hiệu quả trao đổi nhiệt. Do đó, để ngăn chặn điều này, cần chọn nước có độ dẫn điện thấp cho tháp giải nhiệt.

 

Độ pH cân bằng

Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt này ảnh hưởng đến khả năng phát triển vi sinh vật trong tháp. Độ pH cho biết tính axit và tính kiềm trong nước. Thang đo chỉ số pH nằm ở ngưỡng 0 – 14.

Thang 7 được xem là trung tính, từ 0 – 7 là môi trường axit, từ 7 – 14 là môi trường kiềm. Môi trường axit khiến kim loại bị ăn mòn nhanh. Môi trường kiềm lại dễ sản sinh cáu bẩn.

Ngoài ra, độ pH còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vi sinh vật và hiệu quả của hóa chất vệ sinh tháp. Do đó, để tháp hoạt động tốt và hoạt động vệ sinh tháp hiệu quả, nước phải có độ pH cân bằng. Nên kiểm tra và đảm bảo rằng nước có độ pH =7 trước khi đưa vào tháp.

 

 

nuoc-phai-dat-tieu-chuan-thi-thap-giai-nhiet-moi-hoat-dong-tot

Nước phải đạt tiêu chuẩn thì tháp làm mát mới hoạt động tốt

 

 

Chỉ số bão hòa từ 0 – 1,0

Chỉ số bão hòa còn có tên gọi khác là Langlier Saturatinon. Đây là thước đo sự ổn định của nước, có liên hệ với khả năng ăn mòn hay lắng cặn.

Nếu chỉ số bão hòa bị âm thì nước có xu hướng ăn mòn. Chỉ số này ở mức dương thì sẽ xuất hiện tình trạng lắng cặn. Các chuyên gia kỹ thuật cho rằng, chỉ số bão hòa nên ở mức 0 – 1,0 là phù hợp. Mức này sẽ đảm bảo tháp được hoạt động tốt nhất.

 

Độ cứng thấp

Đây là tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Độ cứng biểu thị hàm lượng ion hóa trị 2 trong nước như sắn, thiếc, mangan…. Nhưng phổ biến nhất là canxi và magie.

Độ cứng của nước cũng thể hiện khả năng lắng động cáu bẩn trong tháp giải nhiệt. Thông thường, độ cứng của nước sẽ được phân thành 2 loại: Độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng phi cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Độ cứng tạm thời sẽ quyết định sự lắng đọng cặn canxi cacbonat ở bề mặt tháp hay hệ thống đường ống.

Nước có độ cứng thấp sẽ giúp tháp giải nhiệt hoạt động tốt và giảm thiểu tình trạng cặn bẩn bám dính trong hệ thống ống, van, bể…

 

 

tinh-chat-cua-nuoc-anh-huong-lon-den-hieu-nang-lam-mat

Tính chất của nước ảnh hưởng đến hiệu năng làm mát

 

 

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm rõ được các tiêu chuẩn nước tháp làm mát. Việc lựa chọn nước cho tháp tưởng đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định đến hiệu quả làm mát cũng như độ bền của tháp. Nếu chọn nước qua loa, đại khái có thể làm phát sinh chi phí bảo dưỡng, vệ sinh tháp.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về các tiêu chuẩn trên, các bạn có thể liên hệ đến hotline 0902 852 848. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24