bon-lam-mem-nuoc-thap-giai-nhiet

Các phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt nước hoạt động dựa vào nguồn nước cấp vào từ bên ngoài, do đó để thiết bị có thể làm việc tốt nhất, bạn cần xử lý nước hiệu quả, trong đó không thể bỏ qua phương pháp làm mềm nước cứng. Vậy nước cứng là gì và nước mềm là gì? Có những phương pháp nào có thể làm mềm nước cứng cho tháp giải nhiệt? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về làm mềm nước tháp giải nhiệt. Bạn đừng bỏ qua nhé!

 

he-thong-lam-mem-nuoc-thap-giai-nhiet

Hệ thống làm mềm nước tháp giải nhiệt

 

 

Lợi ích của việc làm mềm nước tháp giải nhiệt

 

 

Mọi hoạt động của tháp giải nhiệt đều nhờ vào nguồn nước, do đó xử lý chất lượng nước là việc làm quan trọng trong hệ thống và nhiệt, vừa giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo thời gian sử dụng, vừa tăng hiệu quả công việc.

 

 

Tác hại của nước cứng là gì?

 

 

Nước cứng được hiểu là nguồn nước có chứa hàm lượng ion kim loại Mg2+ và Ca2+ cao hơn so với quy định trong nước sinh hoạt và sản xuất.

Độ cứng của nước được chia thành hai loại gồm độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Trong công nghiệp, độ cứng của nước gây khá nhiều cản trở trong việc vận hành, vận chuyển cũng như làm giảm hiệu suất truyền nhiệt, tạo cặn bám, đặc biệt làm giảm tuổi thọ của các thiết bị sử dụng. Với các thiết bị chứa nước nóng, nước cứng sẽ gây tắc nghẽn, đóng cặn, làm gỉ sét máy móc, làm giảm lượng nước trong đường ống dẫn nước. Bên cạnh đó, đối với hệ thống tháp giải nhiệt nước, hay lò hơi, nước cứng sẽ làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, gây tăng chi phí sản xuất, cũng như khiến thiết bị, máy móc nhanh hư hỏng, xuống cấp.

 

 

bon-lam-mem-nuoc-thap-giai-nhietBồn làm mềm nước tháp giải nhiệt

 

 

Các phương pháp làm mềm nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

 

 

Hiện nay có ba phương pháp làm mềm nước hệ thống tháp giải nhiệt phổ biến, gồm: Phương pháp nhiệt, phương pháp hoá chất, phương pháp trao đổi ion. Cụ thể:

– Phương pháp nhiệt: Với phương pháp này để làm mềm nước trong hệ thống tháp giải nhiệt sẽ sử dụng nhiệt lượng để làm bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Khi đun sôi nước, dưới tác động của nhiệt độ, các muối bicacbonat trong nước cứng sẽ bị nhiệt phân và tạo thành muối cacbonat, và giải phóng khí Co2.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khử được hết khí CO2 và làm giảm độ cứng cacbonat của nước, mà không hòa tan được hết muối CaCo3 trong nước. Muối này khi ở trong nước sẽ khiến cho hiệu quả truyền nhiệt của tháp giải nhiệt kém hiệu quả, tốn nhiều chi phí, sẽ hỏng hóc.

– Phương pháp hóa chất: Với phương pháp này, Nước cứng sẽ được xử lý làm mềm bằng hóa chất kết hợp với các ion Ca2+ và Mg2+ Hòa tan trong nước để tạo thành các hợp chất không tan, dễ lọc, dễ lắng. Từ đó, giúp loại bỏ ion canxi và magie Ra khỏi nước, giúp làm giảm độ cứng của nước. Bên cạnh đó tùy vào chất lượng nguồn nước cũng như yêu cầu làm mềm Mà bạn có thể chọn những loại hóa chất khác nhau, như: vôi, xút NaOH, Photphat Natri Na3PO4, Soda Na2CO3, Hydroxit Bari BA(OH)2,…

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp làm mềm nước tháp giải nhiệt với khử sắt, khử photphat, khử silic,…

– Phương pháp trao đổi ion: Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý nước với nhiều mục đích khác nhau, trong đó, bao gồm cả việc làm mềm nước trong tháp giải nhiệt. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là sử dụng vật liệu polymer có chứa sẵn các ion trao đổi. Cụ thể, để lọc nước cứng, người ta sẽ sử dụng vật liệu polymer có chứa sẵn các cation Na+ để làm phễu lọc. Khi cho nước cứng chứa Mg2+ và Ca2+ đi qua phễu lọc thì do Đặc tính của polymer liên kết với các ion canxi và magie mạnh hơn so với Na+ nên Mg2+ và Ca2+ Sẽ được giữ lại, còn ion Na+ Sẽ đi vào nguồn nước.

 

 

may-lam-mem-nuoc-thap-giai-nhiet

Máy làm mềm nước tháp giải nhiệt

 

 

Ưu điểm của các Phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt

Các phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt trên hiện nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến để có thể xử lý kịp thời, hiệu quả các trường hợp nước cứng. Nếu áp dụng đúng phương pháp, thì sẽ giúp loại bỏ triệt để hai yếu tố khiến nước bị cứng là ion Ca và ion Mg, giúp tránh được hiện tượng đóng cặn trong tháp giải nhiệt. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm được các tạp chất trước khi nước vào hệ thống, cũng như tiết kiệm chi phí thay thế hoặc sửa chữa tháp giải nhiệt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp làm mềm nước tháp giải nhiệt hiệu quả, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để hiểu hơn về các phương pháp xử lý làm mềm nước tháp giải nhiệt này bạn có thể liên hệ với chúng tôi – Công ty Thuận Tiến Phát qua Hotline 0907.667.318 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp miễn phí, kịp thời.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24