Cách xử lý vấn đề về nước

Vai trò của tháp giải nhiệt trong xử lý nước

 

 

Cách xử lý vấn đề về nước cho tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nhiệt độ của máy móc trong quá trình vận hành. Những một vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý lượng nước trong quá trình làm mát của tháp giải nhiệt? Mọi thắc mắc của vấn đề này sẽ được Thuận Tiến Phát giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Trong quá trình sản xuất, các nhà máy phải sử dụng nguồn nhiệt lượng nhiều. Điều này dẫn tới tính trạng tuổi thọ của máy móc giảm, kéo theo hiệu suất lao động cũng kém đi. Để có thể làm mát động cơ, kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí bảo dưỡng, các nhà máy thường sử dụng tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt lượng cho thiết bị.

Vai trò của tháp giải nhiệt trong xử lý vấn đề về nước là làm mát nguồn nước nóng thải. Sau đó đưa nguồn nước này tái sử dụng trong sản xuất. Vì vậy, tháp giải nhiệt không chỉ chống ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải cho nhà máy.

 

 

thap-giai-nhiet-do-thuan-tien-phat-san-xuat Xử lý các vấn đề về nước

 

 

1. Nguyên nhân cần phải tẩy rửa tháp giải nhiệt

 

 

Cách xử lý vấn đề về nước cho tháp giải nhiệt nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề tẩy rửa tháp giải nhiệt. Vậy nguyên nhân nào khiến tháp giải nhiệt cần được tẩy rửa thường xuyên?

 

Do sinh vật

Lý do đầu tiên cần phải kể đến chính là do vi sinh vật trong nguồn nước. Để tiết kiệm chi phí, tháp giải nhiệt thường lấy nước từ những nơi có trữ lượng nước dồi dào như sông, hồ.

Tuy nhiên, vi sinh vật trong các nguồn nước này có thể theo vào và phát triển bên trong tháp. Lâu dần dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nguồn nước cấp cho thiết bị. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc và tuổi thọ của tháp giải nhiệt.

 

Tích tụ chất bẩn gây ra các vấn đề về nước

Mặt khác, đường ống của tháp giải nhiệt thường bị đóng cặn do nguồn nước di chuyển bên trong ống dẫn. Các cặn bẩn theo dòng nước tiến vào tháp, lâu ngày tích tụ thành lượng lớn bên trong tháp. Điều này làm cản trở quá trình làm việc của tháp. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nhiệt và làm giảm công suất hoạt động của tháp.

 

 

can-ban-rong-reu-tich-tu-lau-ngay-trong-thap-giai-nhiet
Cặn bẩn, rong rêu tích tụ lâu ngày trong tháp giải nhiệt

 

 

Do ăn mòn

Cuối cùng, khi đường ống bị cáu cặn sẽ làm cho kim loại cấu tạo nên tháp bị mài mòn. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước không đạt chuẩn cũng dẫn tới tình trạng các bộ phận bên trong tháp bị ăn mòn theo thời gian. Từ đó trực tiếp làm giảm hiệu suất làm việc của tháp và khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí bảo trì.

 

 

2. Cách xử lý vấn đề về nước cho tháp giải nhiệt

 

 

Để xử lý nguồn nước đầu vào cho hệ thống tháp giải nhiệt, tránh nguy cơ tắc nghẽn đường ống. Chúng tôi đưa ra một số phương pháp xử lý như sau:

 

Xử lý bằng cách làm mềm nước

Độ cứng của nước được xác định bằng hàm lượng canxi và magie. Trong đó, độ cứng nay được chia thành độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh viễn. Theo đó, độ cứng tạm thời được thấy phổ biến nhất. Nó đại diện cho sự lắng đọng của cáu bẩn trong đường ống cũng như trong các loại máy móc, thiết bị.

Làm mềm nước là một trong những cách xử lý nước cho tháp giải nhiệt. Phương pháp này thay thế các ion magie và canxi trong nước. Bằng các ion natri để loại bỏ tác động tiêu cực của nước cứng. Qua đó loại bỏ vi sinh vật gây cáu cặn và rong rêu trong nước cấp.

 

Giảm độ pH trong nguồn nước

Độ pH của nước là thước đo để ta xác định tính axit và bazơ theo thang đo từ 0 đến 14. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước cho hệ thống tháp giải nhiệt. Theo đó, nước có tính axit càng cao, khả năng hình thành cáu cặn càng được giảm thiểu tối đa.

 

Xử lý vấn đề về nước bằng cách châm hóa chất

Châm hóa chất là đưa các chất ức chế cáu cặn vào trong nước tuần hoàn. Một số loại hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt thông dụng hiện nay là: BSG 100, Gengard GN8220, Spectrus NX1100,… Đây cũng là các loại hóa chất mà bạn có thể dễ dàng tìm mua.

 

Kiểm soát quá trình cô đặc 

Kiểm soát quá trình cô đặc tức là giới hạn nồng độ chất khoáng gây cáu cặn của tháp. Để có thể thực hiện điều này, cần xả đáy tháp liên tục hoặc theo định kỳ. Tức là cố ý xả một phần nước để ngăn chặn các khoáng chất hình thành và kết tụ thành cáu cặn trong tháp.

Vai trò của tháp giải nhiệt trong xử lý nguồn nước rất quan trọng. Do đó, việc xử lý nguồn nước cho tháp cần được lưu ý và đặt lên hàng đầu. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết phía trên sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về nguyên nhân và cách xử lý nước trong tháp giải nhiệt.

Nếu bạn có gì thắc mắc về thông tin này, liên hệ ngay với Thuận Tiến Phát theo Hotline: 0907.667.318 để nhận hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi. Thuận Tiến Phát tự hào mang tới các giải pháp làm mát cho hệ thống máy móc, thiết bị của bạn.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24