danh-gia-chat-luong-nuoc-cho-thap-giai-nhiet

 Làm thế nào khi nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt?

Trong tháp giải nhiệt, nước đóng vai trò nhận nhiệt lượng từ máy móc, thải ra môi trường. Sau đó tuần hoàn để tiếp tục làm mát cho thiết bị, máy móc. Nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của tháp. Vậy, cần chú ý những yếu tố nào trước khi cấp nước cho tháp làm mát? Tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này trong bài viết sau đây.

 

 

Những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nước tháp giải nhiệt

 

 

Để đánh giá chất lượng của dòng tuần hoàn nước của tháp giải nhiệt thường áp dụng các tiêu chí sau:

 

Chỉ số bão hòa của nguồn nước

Chỉ số bão hòa nước trong tháp giải nhiệt được gọi là Langelier Saturation. Là thước đo đánh giá sự ổn định của dòng nước, có liên quan đến nguy cơ hình thành cáu cặn làm ăn mòn chi tiết của máy móc, tháp làm mát.

Chỉ số bão hòa nước tháp giải nhiệt đạt chất lượng dao động từ 0-1. Nếu dưới nước 0, ở trạng thái âm thì nguồn nước có xu hướng ăn mòn. Khi chỉ số bão hòa ở mức dương lớn hơn 1 thì sẽ có khả năng hình thành cặn bẩn trong nước.

 

Độ pH của nguồn nước

Đây là đặc điểm của nước rất quan trọng được nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý, khi đánh giá Nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt.

Tiêu chuẩn nước cho tháp giải nhiệt độ pH tốt nhất là ở mức cân bằng = 7. Mức pH này có thể hạn chế nguy cơ hình thành cặn bẩn hoặc ăn mòn bên trong tháp.

Nếu độ pH nhỏ hơn 7, nước có tính axit có thể trở thành tác nhân ăn mòn. Độ pH cao hơn 7 thì có tính kiềm, sẽ gây ra hiện tượng cáu cặn. Bên cạnh đó, chỉ số pH còn tác động đến khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật. Khi tiến hành xử lý nước bằng các hóa chất chuyên dụng. Cần chú ý đến độ pH của nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước.

 

 

nuoc-dung-cho-thap-giai-nhiet Nước dùng cho tháp giải nhiệt cần đáp ứng nhiều tiêu chí

 

 

Độ cứng của nước

Chỉ số độ cứng thể hiện hàm lượng ion hóa trị như: Sắt, mangan, magie, canxi trong nước. Độ cứng của nước có 2 loại phổ biến: Độ cứng phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn) và độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời).

Độ cứng của nước sử dụng cho tháp giải nhiệt nên được duy trì ở mức thấp. Độ cứng của nước là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng hình thành cáu cặn trong tháp giải nhiệt và đường ống dẫn nước.

 

Độ dẫn điện của nguồn nước

Nước có thể dẫn điện. Khả năng này có được phụ thuộc vào hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước, có đơn vị là microsiemens/s.

Nước sử dụng cho tháp giải nhiệt phải có độ dẫn điện thấp. Tức là tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước ở ngưỡng cho phép. Nếu hàm lượng khoáng chất cao sẽ làm tăng nguy cơ tạo thành cáu cặn ở: Hệ thống van, đường ống, bề mặt tản nhiệt, làm giảm áp lực nước, hiệu suất trao đổi nhiệt giảm đáng kể.

 

 

Yêu cầu về nguồn nước đối với từng loại tháp giải nhiệt

 

 

Tháp giải nhiệt không tuần hoàn

Đối với tháp giải nhiệt không tuần hoàn, các bạn có thể sử dụng nguồn nước sông, suối, hồ chứa đã qua xử lý để chống cặn bẩn, vi sinh.

 

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Trong quá trình vận hành, tháp giải nhiệt này luôn có một lượng nước nhất định trong đường ống và nước không bị hao hụt. Nguồn cấp nước cho tháp không cần quá lớn.

Nước của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín cần được xử lý chất thải rắn và vi sinh vật kỹ lưỡng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng lắng đọng cặn bẩn gây tắc ống, ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi nhiệt. Các bạn cần chú ý theo dõi và kiểm tra chất lượng nước, tình trạng đường ống và sử dụng các hóa chất. Xử lý phù hợp theo nồng độ khuyến cáo.

Tránh tình trạng nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt.

 

 

moi-loai-thap-giai-nhiet-can-mot-chat-luong-nuoc-khac-nhau
Mỗi loại tháp giải nhiệt sẽ đòi hỏi chất lượng nước khác nhau

 

 

Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở

Nước trong tháp giải nhiệt này thường bị hao hụt khá nhiều do quá trình bay hơi. Do đó, khi vận hành cần phải thường xuyên quan sát để điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.

Vì vòng tuần hoàn nước là hở nên không khí đi qua tháp khiến nước bị hấp thụ oxy và các bụi bẩn. Dẫn đến tình trạng ăn mòn và hình thành mảng bám, cáu bẩn, làm tắc nghẽn dòng chảy.

Khi nước bay hơi, chất rắn, bụi bẩn lắng xuống gây hình thành từng mảng cặn bẩn chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt hở phải được kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng trước và trong quá trình tháp vận hành.

 

 

Làm thế nào khi Nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt?

 

 

Nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc của tháp. Đồng thời tăng nguy cơ hình thành cáu cặn, tốn thời gian và chi phí để bảo dưỡng, vệ sinh.

Do đó, kiểm soát chất lượng nước bằng cách kiểm tra, đánh giá các tiêu chí về nguồn nước. Trước khi vận hành tháp là hoạt động không thể bỏ qua.

Khi Nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt

Không đáp ứng các tiêu chí, các bạn cần dừng vận hành tháp. Áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp. Phải đảm bảo rằng chỉ số bão hòa, độ pH, độ cứng và độ dẫn điện của nước nằm trong ngưỡng cho phép mới thực hiện vận hành tháp. Nếu vẫn duy trì việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo cho tháp giải nhiệt. Có thể gây hư hại cho tháp và cản trở khả năng làm mát của tháp so với công suất ban đầu.

 

 

danh-gia-chat-luong-nuoc-cho-thap-giai-nhiet Cần đánh giá chất lượng nước trước khi vận hành tháp giải nhiệt

 

 

Hy vọng một số thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về nước của tháp giải nhiệt.

Ngoài ra, nếu cần được hỗ trợ bất cứ vấn đề gì về nguồn nước tháp giải nhiệt. Hay cách lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu. Các bạn có thể liên hệ đến hotline 0907 667 318. Các nhân viên tư vấn của Thuận Tiến Phát sẽ nhanh chóng tiếp nhận thắc mắc và hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24