cau-can-thap-giai-nhiet-va-cach-phong-ngua

Những cách phòng ngừa cáu cặn bên trong tháp giải nhiệt

Cáu cặn tháp giải nhiệt là gì? Phương pháp nào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt? Để trả lời được câu hỏi này, quý khách tham khảo chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây sẽ rõ.

 

 

Cáu cặn tháp giải nhiệt là gì?

 

 

Cáu cặn trong tháp tản nhiệt là các hạt kết tủa bên trong nước tạo thành dạng cặn ở thể rắn trên bề mặt truyền nhiệt trong thời gian tháp đang hoạt động làm việc, dạng cặn ở thể rắn đó chính là cáu cặn.

 

 

cau-can-thap-giai-nhiet-va-cach-phong-ngua

Cáu cặn bên trong tháp giải nhiệt và cách phòng ngừa

 

 

Nguyên nhân cáu cặn trong tháp giải nhiệt xuất hiện

 

 

Sự kết tinh trực tiếp của cáu cặn tháp giải nhiệt do 4 yếu tố sau kết hợp cùng lúc:

  • Sự quá bão hòa: vượt quá khả năng hòa tan của hợp chất có trong nước.
  • Cấu tạo của hạt nhân: sự hình thành các phần tử cáu cặn dạng hạt nhỏ
  • Thời gian tiếp xúc thích hợp: để phát triển các tinh chế.
  • Sự hình thành cáu cặn: hàm lượng cặn bẩn vượt quá mức độ hòa tan của nước.

 

Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành cáu cặn trong nước tuần hoàn như: độ pH, nhiệt độ tăng, do tắc nghẽn, ăn mòn, hoạt động của vi sinh vật, các yếu tố thủy động lực học, ảnh hưởng của các ion, thiết kế và hoạt động của hệ thống,…

Trong đó, phổ biến nhất là CaCO3 và một số cáu cặn sunfat, silicat và photphat cũng như các kim loại, mangan, kẽm, magie,…cũng được phát hiện trong thành phần kết lắng của tháp.

 

 

Hậu quả của cáu cặn đối với tháp giải nhiệt

 

 

Khi phát hiện bên trong tháp xuất hiện các lớp cáu cặn nếu để quá lâu không xử lý kịp thời sẽ gây ra các hậu quả như:

Gây trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, hình thành sự tắc nghẽn trong tháp, gây nhiều tổn thất cho hiệu quả làm mát.

Nếu hiện tượng này kéo dài, sẽ làm hư hỏng, trục trặc một số linh kiện, thiết bị của tháp. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí bảo trì, sửa chữa tháp của các doanh nghiệp đang sử dụng.

 

 

cau-can-anh-huong-den-thap-giai-nhiet-nhu-the-nao

Cáu cặn ảnh hưởng đến tháp giải nhiệt như thế nào?

 

 

Phương pháp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt

 

 

Để kiểm soát cáu cặn tháp làm mát có rất nhiều phương pháp xử lý. Cụ thể như sau:

 

Phương pháp xử lý nước đầu vào

Để nâng cao chất lượng nước đầu vào tháp hạ nhiệt thì có 3 biện pháp: làm mềm nước, khử kiềm và trao đổi ion.Tùy vào chất lượng nước của từng khu vực có thể lựa chọn biện pháp xử lý cáu cặn khác nhau. Thông tin chi tiết của từng biện pháp như sau:

 

Làm mềm nước:

Là phương pháp thay thế các ion canxi, magie trong nước bằng ion natri để loại bỏ độ cứng của nước.

Phương pháp này, bạn thực hiện bằng cách: cho nguồn nước đầu vào chảy qua lớp cát hạt nhựa có ion natri gắn lên nó. Khi nước chảy qua, icon natri sẽ hòa vào nước, icon canxi, magie sẽ thay thế chỗ natri nằm trên các hạt nhựa 🡪 nước sẽ được làm mềm.

 

Khử kiềm

Phương pháp khử kiềm này được thực hiện tương tự như giải pháp làm mềm nước nhưng sử dụng vật liệu nền nhựa khác và quá trình hoàn nguyên sử dụng xút hoặc axit mạnh.

 

Trao đổi ion

Đây là phương pháp loại bỏ ion canxi và magie bằng lượng ion natri tương đương. Phương pháp này giúp loại bỏ chất gây ăn mòn, cáu cặn, tạo bọt trong tháp làm mát.

 

Phương pháp điều chỉnh độ pH

Để kiểm soát cáu cặn trong tháp hạ nhiệt thì cần phải làm giảm độ pH trong nước.

Phương pháp này áp dụng là bổ sung axit vào nước tháp hạ nhiệt, hoán đổi chất hình thành cặn trong nước thành những chất dễ hòa tan.

 

 

co-nhung-phuong-phap-nao-de-kiem-soat-cau-can-trong-thap-ha-nhiet

Có những cách nào để kiểm soát cáu cặn trong tháp hạ nhiệt?

 

 

Có 2 loại axit dùng để kiểm soát cáu cặn tháp tản nhiệt là H2SO4 ( axit sunfuric) và HCl ( axit clohidric). Các axit này sẽ đưa vào hệ thống bằng bơm định lượng, bơm sẽ tự động dựa trên độ pH của nước tuần hoàn và nồng độ sử dụng chuẩn nhất của H2SO4 là 93 -98% và HCl ( 28 – 36%).

 

Phương pháp sử dụng hóa chất gây ức chế cáu cặn

Muốn kiểm soát, xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt có thể sử dụng một số hóa chất gây ức chế cáu cặn như: polymethacrylate, polymaleic, phosphat natri,…

Thông thường, các chất như photphorit và polyacrylate thường được sử dụng nếu chỉ số bão hòa của nước không vượt quá 2.0, nếu vượt quá 3,5 thì xử lý bằng cách sử dụng co- và ter polymers kết hợp với những chất hoạt động bề mặt.

 

Phương pháp kiểm soát chu kỳ cô cạn

Chu kỳ cô cạn là tỷ lệ giữa nồng độ chất hòa tan trong nước với nồng độ chất tương tự có trong nước cấp. 

Chất lượng nước đầu vào xác định được mức độ tích tụ cáu cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt. Nếu độ cứng và độ kiềm càng lớn thì khả năng tích tụ cáu cặn trong tháp giải nhiệt càng cao.

 

Phương pháp xả đáy

Phương pháp xả đáy và kiểm soát chu kỳ cô cạn là 2 công đoạn then chốt, rất quan trọng trong việc kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt.

Sự thất thoát nước do bay hơi trong hệ thống tháp làm cho nồng độ chất rắn hòa tan tuần hoàn trong nước tăng lên. Điều này dẫn đến sự ăn mòn và cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt. Vì thế, cần phải thay thế lượng nước trong hệ thống bằng lượng nước mới khi kiểm soát nồng độ tạp chất.

 

 

kiem-soat-cau-can-giup-nang-cao-hieu-suat-hoat-dong-cua-thap-lam-mat

Kiểm soát cáu cặn giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của tháp làm mát

 

 

Phương pháp xử lý nước bằng vật lý

Ngoài những phương pháp kiểm soát cáu cặn tháp tản nhiệt trên thì còn có phương pháp xử lý nước bằng vật lý.

Đây là phương pháp nhằm loại bỏ chất lơ lửng như bùn, phù sa, vi sinh vật từ nước trong tháp giải nhiệt bằng cách thu nhập các chất rắn trên vật liệu xốp.

Có 2 phương pháp lọc là lọc trực tiếp và lọc gián tiếp.

  • Lọc trực tiếp: là phương pháp cho phép nước trong hệ thống tuần hoàn đi qua một bộ lọc để loại bỏ các tạp chất và chất rắn lơ lửng.
  • Lọc gián tiếp: là phương pháp đặt bộ lọc trong dòng nước trích giúp lọc được một phần nước tuần hoàn và tái sử dụng, phương pháp này nhằm làm giảm thiểu lượng nước và chi phí lọc.

 

Trên đây là những thông tin về cáu cặn tháp giải nhiệt và cách kiểm soát mà chúng tôi vừa chia sẻ.

Hy vọng sẽ hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình xử lý tháp giải nhiệt bị cặn bẩn, cáu cặn trong tháp.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24