ve-sinh-thap-giai-nhiet

Quy trình vệ sinh bảo dưỡng giúp tăng tuổi thọ tháp giải nhiệt

Tại sao chúng ta cần phải vệ sinh các bộ phận bên trong tháp giải nhiệt? Quy trình các bước vệ sinh tháp giải nhiệt được thực hiện như thế nào đảm bảo đúng cách và giúp cho quá trình hoạt động của tháp không bị ảnh hưởng Bạn hãy đọc ngay nội dung bài viết chia sẻ về “Hướng dẫn cách vệ sinh tháp giải nhiệt hiệu quả” ngay dưới đây nhé.

 

 

qua-trinh-ve-sinh-thap-giai-nhiet Nên vệ sinh tháp giải nhiệt thường xuyên

 

 

Lý do phải vệ sinh tháp giải nhiệt thường xuyên

 

 

Tháp giải nhiệt là hệ thống hở, hoạt động bằng cách trích nhiệt từ nước ra ngoài khí quyền nên ở bên trong nước có thế tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Trong khi đó, nước ở bên trong tháp thường không được xử lý nên thường kết tủa CaCO3, MgCO3,.. Những cặn bẩn giống như đá vôi bám quanh đường ống giải nhiệt, khung tháp, tấm đệm và làm độ dẫn nhiệt, giảm diện tích bề mặt làm việc, gây tiêu tốn nhiều năng lượng khiến cho tháp hoạt động kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, những vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào bên trong tháp thông qua quá trình bổ sung nước và không khí. Từ đó hình thành nên vi khuẩn, nấm, tảo,.. và rong rêu sẽ cung cấp chất dinh dưỡng để cho vi khuẩn phát triển, khiến tháp không bị ăn mòn cục bộ, đường ống dẫn nước tắc nghẽn và nấm sẽ khiến cho nước mát có mùi hôi.

Cho nên, để đảm bảo cho tháp hoạt động bền bỉ, làm việc tốt trong thời gian dài các doanh nghiệp sử dụng tháp phải vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ thường xuyên.

 

 

Khi nào nên vệ sinh tháp giải nhiệt?

 

 

Trong quá trình sử dụng tháp, nếu thấy những dấu hiệu sau thì các doanh nghiệp nên vệ sinh tháp ngay:

  • Dưới đáy tháp, tấm tản nhiệt có chứa nhiều cặn bẩn.
  • Bộ chia nước hoạt động kém hiệu quả.
  • Bên trong tháp giải nhiệt phát ra tiếng động lạ, tiếng ồn lớn khi chạm mạnh sẽ bị rung mạnh hoặc nước ở phớt bị rò rỉ.
  • Bộ phận quạt gió của tháp bị đảo chiều hoặc phát ra tiếng kêu kỳ lạ.
  • Nhiệt độ của nguồn nước ở đầu ra không đủ đáp ứng tiêu chuẩn vận hành của tháp.
  • Hiệu suất làm việc giảm và không đáp ứng nhu cầu sử dụng trong hoạt động sản xuất.

 

 

Các bước vệ sinh tháp giải nhiệt đúng cách

 

 

  • Bước 1: Tắt máy bơm nước

Trước khi tiến hành vệ sinh tháp giải nhiệt, bạn nên tắt máy bơm, các thiết bị đo, van điện tử,.. để hóa chất không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị.

 

  • Bước 2: Tẩy rửa cáu cặn trong hệ thống

Khi thực hiện tẩy rửa cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt, bạn nên xả bớt nước bên trong tháp và giữ lại một lượng nước để hòa tan với chất tẩy rửa. Để hạn chế hỏng hóc nên dùng các loại hóa chất tẩy rửa tháp giải nhiệt chuyên dụng.

Sau khi cho hóa chất vào, hóa chất đã hòa tan, bạn mở các van cần thiết trong tháp và đường ống để hóa chất chạy tuần hoàn giúp rửa sạch cặn bẩn như magie, canxi,..

Lưu ý: Khi đổ hóa chất vào tháp, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động để tránh bị bỏng.

 

 

quy-trinh-ve-sinh-thap-giai-nhiet
Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt

 

  • Bước 3: Xả hóa chất trong tháp giải nhiệt

Khi hóa chất bên trong tháp chạy đến ngưỡng thời gian nhất định, bạn sẽ tiến hành xả hóa chất tẩy rửa.

Trước khi xả, bạn nên dùng quỳ tím để thử độ pH trong nước để đảm bảo không gây hại cho môi trường sau khi thải nước ra bên ngoài. Khi nào đạt độ trung tính đúng theo yêu cầu thì xả nước ra.

 

  • Bước 4: Diệt rong rêu bằng hóa chất

Để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm, rong rêu trong tháp thì bạn cần sử dụng hóa chất chuyên dụng để tiêu diệt rong rêu. Các hóa chất này sẽ tạo ra một lớp màng mỏng, ngăn chặn sự kết bám và đóng rễ lên đường ống dẫn nước.

 

  • Bước 5: Vệ sinh các ống phân phối nước và linh kiện, vỏ máy

Tiếp theo, bạn tuân thủ theo các quy trình: Tháo các ống phân phối nước, các tấm tản nhiệt để vệ sinh, loại bỏ các chất bẩn trên ống dẫn rồi lắp lại hệ thống như ban đầu.

Ngoài ra, bạn cũng nên làm sạch các linh kiện như lưới bảo vệ, cánh quạt, vỏ tháp, thân tháp,..để loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc. Giúp cho tháp hoạt động tốt, hiệu quả và duy trì tuổi thọ cao.

 

  • Bước 6: Kiểm tra các bộ phận tháp

Sau 6 tháng làm việc, bạn cần kiểm tra dầu bôi trơn xem có bị hao hụt hay không để bổ sung đầy đủ và kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị và an toàn cho những người xung quanh khi vận hành tháp.

 

  • Bước 7: Chạy thử

Tiến hành chạy máy thử sau khi vệ sinh để đảm bảo thiết bị không gặp sự cố hỏng hóc nào.

Với những hướng dẫn về cách vệ sinh tháp giải nhiệt thông qua nội dung trên, hy vọng sẽ giúp cho bạn cũng như các doanh nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt biết cách vệ sinh tháp để đảm bảo nguồn nước bên trong tháp luôn sạch sẽ, giúp độ bền tháp hoạt động lâu dài.

Nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ qua số hotline: 0907.667.318 để nhân viên của công ty Thuận Tiến Phát giải đáp mọi thắc mắc cho các các bạn.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24