Cũng chính vì tần suất xảy ra khá thường xuyên của vấn đề tháp giải nhiệt bị hao hụt nước. Bất kỳ một người sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt nào cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề. Nhằm mục đích ngăn được những hậu quả nghiêm trọng hơn về lâu dài.
Không chỉ vậy, người dùng cũng nên theo dõi sát sao lưu lượng nước thất thoát khi vận hành tháp giải nhiệt cũng như tính toán lượng nước cần bổ sung để tránh được những trục trặc trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống tháp giải nhiệt.
Nguyên nhân tháp giải nhiệt bị hao hụt nước
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tháp giải nhiệt bị hao hụt nước. Tuy nhiên, vấn đề này thường xuất phát từ những nguyên do phổ biến nhất dưới đây.
Mất nước do bay hơi
Quá trình trao đổi nhiệt diễn ra khi vận hành hệ thống tháp giải nhiệt đã dẫn đến tình trạng thất thoát một lượng nước do bay hơi. Nói cách khác, khi mà không khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với nước nóng, độ ẩm sẽ được hấp thụ vào không khí. Gây ra hiện tượng tháp giải nhiệt bị hao hụt nước do bay hơi từ quá trình trao đổi nhiệt.
Mất nước do tác động của động cơ và cánh quạt
Vấn đề tháp giải nhiệt bị hao hụt nước xảy ra khi lượng không khí được đưa vào quá lớn. Khi đó, một lượng nước nhỏ sẽ bị cánh quạt trong quá trình hoạt động hút bay và rơi ra ngoài hệ thống.
Dần dần, điều này sẽ khiến cho tháp giải nhiệt bị hao hụt nước.
Mất nước do quá trình loại bỏ chất rắn
Sau một thời gian sử dụng, hệ thống tháp giải nhiệt sẽ xuất hiện một lớp cặn được hình thành do sự tích tụ của các chất rắn. Lúc này, người sử dụng sẽ thực hiện một quá trình nhằm loại bỏ lớp cáu cặn này để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hiệu quả hoạt động của hệ thống. Từ đó, một lượng nước sẽ được xả tràn ra ngoài để phục vụ cho quá trình này, tạo nên một trong những tác nhân gây hao hụt nước ở tháp giải nhiệt.
Lưu lượng nước thất thoát vận hành tháp giải nhiệt
Để khắc phục vấn đề này một cách triệt để nhất, người dùng tháp giải nhiệt hoặc các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các kiến thức về cách tính lượng nước bị thất thoát do nhiều nguyên nhân kể trên. Từ đó, đánh giá lượng nước cần bổ sung để hệ thống hoạt động bình thường.
Công thức tính lượng nước mất đi do bay hơi
E = Q / 1000 = ( T1 – T2 ) / 1000 x L
Trong đó:
- E: nước bốc hơi (GPM)
- Q: tải nhiệt (BTU/Hr)
- 1000: nhiệt độ bốc hơi nước (BTU/Hrº)
- T1: nhiệt độ nước đầu vào (Fº)
- T2: nhiệt độ nước đầu ra (Fº)
- L: Lưu lượng nước tuần hoàn (GPM)
Thất thoát nước tháp giải nhiệt
Công thức tính lượng nước mất đi do tác động của động cơ và cánh quạt
Tình trạng hao hụt nước ở tháp giải nhiệt lúc này còn tùy thuộc vào thiết kế của tháp và cả vận tốc của không khí. Thông thường, lượng nước bị thất thoát sẽ rơi vào khoảng 2,3-0,3% tổng lượng nước lưu thông trong tháp.
Công thức tính lượng nước mất đi do xả tràn
Khi tháp giải nhiệt bị hao hụt nước do hệ quả của quá trình xả tràn. Lúc này, lượng nước thất thoát sẽ chiếm khoảng 0,3% tổng số lượng nước tuần hoàn trong cả hệ thống tháp giải nhiệt.
Tuy nhiên, người sử dụng có thể làm giảm lượng nước mất đi trong quá trình xả tràn bằng cách thay thế nước trong lưu vực nước lạnh và ống dẫn mỗi năm một lần. Đồng thời, tăng mực nước hoạt động để kịp thời phát hiện khi nước tràn ra khỏi cửa cống.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể áp dụng cách mở cửa cống nước nóng của tháp giải nhiệt khi đang vận hành để hạn chế sự hao hụt nước do xả tràn.
Cách tính nước bổ sung tháp giải nhiệt
Từ con số có được về lượng nước bị thất thoát do các nguyên nhân khác nhau. Các doanh nghiệp và người sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt sẽ dễ dàng ước tính được con số về lượng nước cần dùng để bổ sung cho tháp.
Cụ thể, lượng nước bổ sung khi tháp giải nhiệt bị hao hụt nước sẽ được tính theo công thức:
M = E + C + D
Trong đó:
- M: nước bổ sung
- E: nước mất đi do bay hơi
- C: nước mất đi do hoạt động của động cơ và cánh quạt
- D: nước mất đi do trả tràn
Thông thường, lượng nước bổ sung sẽ chiếm khoảng 2% lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống.
Nắm rõ được những kiến thức này sẽ giúp các doanh nghiệp và người sử dụng đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất cho hệ thống tháp giải nhiệt. Đồng thời, người dùng cũng có thể theo dõi, phát hiện vấn đề và đưa ra hướng giải quyết một cách nhanh chóng và triệt để. Đến với Thuận Tiến Phát để được tư vấn tận tình nhất.
Đừng nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tháp giải nhiệt đang bị hao hụt nước để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như tuổi thọ của động cơ nhé.