nguyen-ly-hoat-dong-cua-thap-giai-nhiet-kho-la-gi

Tìm hiểu tất tần tật về tháp giải nhiệt khô

Tháp giải nhiệt nước là thiết bị làm mát máy móc nhận được nhiều sự chú ý hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một loại tháp giải nhiệt khác sở hữu nhiều tính năng nổi bật. Đó chính là tháp tản nhiệt khô. Vậy, tháp giải nhiệt khô là gì và có những khác biệt nào với tháp giải nhiệt nước? Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

 

 

Tháp giải nhiệt khô là gì?

 

 

Ban-co-biet-thap-tan-nhiet-kho-la-gi

Một loại tháp giải nhiệt khô

 

 

Loại tháp này còn có tên gọi khác là dry cooler. Đây là hệ thống tháp làm mát cooling tower khép kín. Trong tháp khô, nước phun từ trên xuống và quạt gió đi ngược chiều từ dưới lên để àm mát cho máy móc. Nước sẽ chỉ được tuần hoàn bên trong tháp, không trao đổi với môi trường bên ngoài.

Tháp làm mát khô không lợi dụng được khả năng bay hơi ra ngoài để giải nhiệt. Do đó, thiết bị có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước đầu vào và ra khoảng 7 độ C. Thông thường nước vào tháp giải nhiệt là trên 50 độ C. Nước sau khi ra khỏi tháp sẽ có nhiệt độ 45 độ C.

Thiết bị giải nhiệt khô được sử dụng để làm mát cho những loại máy móc làm việc ở nhiệt độ cao: động cơ ô tô, máy phát điện, lò phản ứng hóa chất….

 

 

Nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt khô

 

 

Trong tháp khô, luồng không khí trong tháp giải nhiệt sẽ ngược với lưu lượng nước. Đầu tiên, luồng không khí sẽ tiếp xúc với môi trường màng giải nhiệt, sau đó được kéo lên theo phương thẳng đứng. Ở phía trên, nước được phun xuống bề mặt tấm giải nhiệt giúp làm mát thiết bị.

 

 

nguyen-ly-hoat-dong-cua-thap-giai-nhiet-kho-la-gi

Tháp tản nhiệt kho hoạt động theo nguyên lý như thế nào?

 

 

Ưu điểm tháp tản nhiệt khô

Sử dụng thiết bị giải nhiệt khô mang lại một số lợi thế nổi bật:

  • Với tháp giải nhiệt khô, không có sự thất thoát về nước do hiện tượng bay hơi gây ra. Việc này sẽ tiết kiệm công sức và chi phí thêm nước, bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
  • Loại tháp giải nhiệt này không bị đóng cặn, đóng bùn do không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Nhờ đó tiết kiệm chi phí bảo trí, bảo dưỡng tối đa so với tháp giải nhiệt nước.

 

Nhược điểm của tháp làm mát khô

Bên cạnh các ưu điểm trên, tháp làm mát khô có một số hạn chế nổi bật sau đây:

  • Nhiệt độ ngưng tụ của tháp khô cao hơn tháp nước đến 13 độ C, hiệu suất làm lạnh giảm 15%. Lúc này, mức năng lượng tiêu thụ tăng lên 58%. Việc này khiến chi phí đầu tư tăng cao đáng kể.
  • Lượng khí thải CO2 tháp khô thải ra không khí mỗi ngày lớn (11,3 tấn nếu tháp hoạt động 10h/ngày).
  • Thời gian sử dụng của tháp khô khá thấp do môi trường vận hành tương đối khắc nghiệp. Dầu bôi trơn trong tháp nhanh xuống cấp, chi phí thay dầu và bảo dưỡng tháp tốn kém.
  • Với tháp giải nhiệt này, nhiệt độ ngưng tụ có thể tăng lên đến 13 độ C, áp suất ngưng tụ tăng 40%. Do đó, nó có thể gây mất an toàn, rò rỉ môi chất, thậm chí nổ vỡ thiết bị. Ngoài ra, độ tin cậy của tháp giải nhiệt khô cũng không cao. Nó có thể trở thành mối nguy hiểm đối với máy móc, công trình nếu sử dụng tùy tiện.
  • Tháp giải nhiệt dạng khô là thiết bị làm mát chuyên dụng cho các động cơ, máy phát điện và lò phản ứng hóa học…. Không nên sử dụng loại tháp này để làm mát hay điều hòa không khí ở các nhà xưởng, doanh nghiệp. Việc này vừa gây tốn kém chi phí vừa ảnh hưởng xấu đến hoạt động của máy móc, công xưởng.

 

 

thap-lam-mat-kho-co-uu-nhuoc-diem-gi

Tháp làm mát khô có ưu nhược điểm gì?

 

 

Ngoài những thông tin trên, nếu còn băn khoăn nào về tháp giải nhiệt khô, các bạn có thể liên hệ đến 0907.667.318. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm Công ty Thuận Tiến Phát sẽ tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24