Muốn tháp giải nhiệt đạt hiệu quả làm việc tối đa, cần đảm bảo hiệu suất của tháp giải nhiệt. Vậy, nguyên nhân nào khiến hiệu suất làm việc của tháp giải nhiệt bị giảm hoặc tăng và làm thế nào để đảm bảo hiệu suất của tháp giải nhiệt? Mời các bạn cùng theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tăng, giảm hiệu suất tháp giải nhiệt
Hiệu suất của tháp giải nhiệt nước có thể tăng hoặc giảm vì các nguyên nhân sau đây:
- Nhiệt độ môi trường tác động đến hiệu suất tháp giải nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ khiến hiệu suất của tháp làm mát có sự thay đổi. Cụ thể là tại những khu vực đồng bằng thì hiệu quả làm mát sẽ giảm vào các ngày nắng nóng và sẽ tăng vào những ngày lạnh giá.
- Tắc nghẽn đường ống tháp giải nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của nước, từ đó tác động đến hiệu suất của tháp. Cần giữ cho ống dẫn nước của tháp làm mát sạch sẽ, không có cặn bẩn, bùn đất để quá trình hoạt động của tháp diễn ra hiệu quả, đồng thời cải thiện hiệu suất tháp.
- Chất lượng các chi tiết cấu thành tháp giải nhiệt cũng ảnh hưởng đến hiệu suất tháp, bao gồm: Khối đệm, bơm, hệ thống phân phối nước, động cơ và quạt. Cần kiểm tra, đánh giá chất lượng của các linh kiện, kịp thời thay mới nếu linh kiện hư hỏng. Ưu tiên chọn linh kiện thay thế của các thương hiệu uy tín để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của tháp giải nhiệt.
Cách làm tăng hiệu suất của tháp giải nhiệt
Để cải thiện hiệu suất của tháp giải nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí bảo trì, bảo dưỡng tháp, cần áp dụng các giải pháp quan trọng sau:
Lựa chọn loại tháp giải nhiệt thích hợp: Việc cải thiện hiệu suất của tháp làm mát sau khi đã lắp đặt là điều vô cùng khó khăn. Do đó, ngay từ khi lựa chọn tháp, các bạn nên ưu tiên các sản phẩm chất lượng, được thị trường đánh giá cao. Các yếu tố quan trọng cần được chú ý gồm: Công suất dải chênh lệch nhiệt độ, tải nhiệt, nhiệt độ bầu ướt… Nên liên hệ các công ty điện lạnh, đại lý phân phối tháp giải nhiệt uy tín để được sở hữu những sản phẩm tháp làm mát chất lượng.
Khối đệm: Nước nóng được đưa vào khối đệm, tách nhiệt và làm mát. Khối đệm của tháp sẽ quyết định mức tiêu thụ điện năng của tháp khi sử dụng để bơm nước lên khối đệm và quạt đối lưu. Khối đệm được thiết kế hiệu quả, phân bố nước hợp lý, tấm chắn nước, quạt, hộp số chất lượng sẽ giúp tháp giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ.
Xử lý nước đầu vào: chất lượng nước đầu vào cũng sẽ tác động đến hiệu suất tháp giải nhiệt. Nếu nước cứng, nhiều cặn bẩn sẽ khiến hệ thống ống và hệ thống phân phối nước bị đóng cặn, canxi hóa, làm giảm hiệu suất tháp. Do đó, các doanh nghiệp nên xử lý nước đầu vào của tháp giải nhiệt bằng cách làm mềm nước, đo độ pH của nước. Doanh nghiệp cũng nên bổ sung 1 số loại hóa chất để ức chế hình thành cáu bẩn, chất điều hòa nước trong tuần hoàn, hạn chế hình thành cặn bẩn.
Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên: Ít nhất 6 tháng 1 lần, các bạn cần tiến hành kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng tháp giải nhiệt và vệ sinh tháp đúng cách. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi khả năng làm việc và phát hiện sớm những sự cố phát sinh, xử lý kịp thời để nâng cao hiệu suất tháp giải nhiệt.
Bên cạnh các thông tin trên, nếu còn băn khoăn về hiệu suất tháp giải nhiệt hay các cách cải thiện hiệu suất làm mát của tháp, các bạn có thể liên hệ đến hotline 0907.667.318 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.