thap-giai-nhiet-bi-an-mon

Tìm hiểu về hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt và cách phòng

Hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt là gì? Nguyên nhân nào gây nên? Biện pháp xử lý khắc phục tình trạng ăn mòn nào là tốt nhất?

Tháp giải nhiệt là một thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện nay. Sau thời gian dài sử dụng, tháp bị ăn mòn, cáu cặn, phát triển vi sinh vật làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và tuổi thọ của tháp, trong đó, tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt thường xuyên xảy ra.  Nên đây là vấn đề các doanh nghiệp luôn quan tâm và tìm cách khắc phục.

Bài viết dưới đây, sẽ nói chi tiết hơn về nguyên nhân cũng như các biện pháp chống ăn mòn tháp cho quý khách hiểu rõ hơn.

 

 

Hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt là gì?

 

 

thap-giai-nhiet-bi-an-mon

Tháp giải nhiệt bị ăn mòn

 

 

Trước khi tìm ra nguyên nhân ăn mòn tháp thì cần phải biết được hiện tượng ăn mòn tháp là gì?

Đây là hiện tượng kim loại bị phá hủy do phản ứng giữa kim loại với môi trường xung quanh. Bởi vì các loại thép giải nhiệt đều được cấu tạo từ các vật liệu thép cacbon ( vật liệu dễ bị ăn mòn), còn tháp hạ nhiệt thì từ chất liệu đồng, hợp kim nhôm nên quá trình ăn mòn diễn ra chậm hơn.

Với khái niệm trên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn mòn của tháp giải nhiệt.

 

 

Hậu quả của việc ăn mòn tháp

 

 

Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt này để lại nhiều hậu quả cho tháp cũng như doanh nghiệp đang sử dụng: làm tắc nghẽn đường ống, đường dẫn nước, hệ thống van, lọc bị hở 🡪 dẫn đến tốc độ dòng chảy giảm, làm giảm khả năng làm mát nước cho tháp.

Ngoài ra, các bộ phận trong hệ thống như trục, bơm, cánh quạt bị ăn mòn sẽ làm cho tháp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến nhiều sự cố, gây tốn kém chi phí bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa tháp.

 

 

Các dạng ăn mòn thường gặp nhất

 

 

Để xử lý được hiện tượng ăn mòn tháp nhanh nhất và hiệu quả nhất, quý khách cần phải biết các dạng ăn mòn thường gặp nhất là dạng nào? Để có biện pháp khắc phục nó.

  • Dạng ăn mòn đều: là dạng xuất hiện nhiều vết ăn mòn trên bề mặt kim loại, linh kiện bên trong tháp. Đây là dạng ăn mòn khó khắc phục nhất.
  • Dạng ăn mòn tiếp xúc: là tình trạng 2 loại kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau, kim loại nào mạnh hơn thì sẽ bị ăn mòn nhanh hơn.
  • Dạng ăn mòn rỗ: là tình trạng chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhỏ trên bề mặt kim loại. Hiện tượng này có thể ăn mòn thủng kim loại trong thời gian ngắn nhất.

 

 

co-nhung-dang-an-mon-thap-giai-nhiet-nao

Có những dạng ăn mòn tháp giải nhiệt nào?

 

 

Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn

 

 

  • Lượng oxy hòa tan trong nước: nếu lượng oxy hòa tan trong nước tuần hoàn nhiều thì tình trạng ăn mòn sẽ diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh hơn.
  • Tổng chất rắn hòa tan trong nước: nếu như tổng chất rắn hòa tan trong nước tuần hoàn cao thì độ dẫn điện cao, khả năng điện hóa gây ăn mòn kim loại tăng.
  • Vi sinh vật: lượng vi sinh vật lắng đọng dưới đáy tháp giải nhiệt quá nhiều như: chất hữu cơ, vô cơ, H2S sẽ gây rỗ khí, thúc đẩy hình thành phản ứng ăn mòn tháp.
  • Nồng độ kiềm trong tháp: nếu thấp thì làm tăng nguy cơ ăn mòn, nếu cao thì hỗ trợ hình thành oxy kim loại, bảo vệ bề mặt kim loại, làm chậm quá trình ăn mòn hệ thống.
  • Các yếu tố khác: nhiệt độ, vận tốc, tạp chất trong nước,..đây đều là những yếu tố cũng ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn tháp.

 

 

Biện pháp chống ăn mòn tháp hạ nhiệt

 

 

Ngày nay, các ngành khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển, người ta đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp chống ăn mòn tháp giải nhiệt, cụ thể như:

  • Lựa chọn chất liệu sử dụng cho tháp tản nhiệt.
  • Sử dụng hóa chất để ức chế sự ăn mòn, bảo vệ toàn diện cho hệ thống.
  • Kiểm soát quá trình cáu cặn, sự phát triển của các loại vi sinh vật.
  • Sử dụng các lớp phủ để bảo vệ tháp như sơn, mạ kim loại, nhựa.

 

Trong đó, phương pháp sử dụng hóa chất ức chế sự ăn mòn là biện pháp được sử dụng khá phổ biến vì mang lại hiệu quả cao.

Một số loại hóa chất sử dụng như: cromat, azoles, kẽm, polydiol, nitrat orthophosphat, nitrit,…Những loại hóa chất này có khả năng đảm bảo hoạt động ổn định cho tháp, tiết kiệm thời gian và chi phí bảo trì hệ thống.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại hóa chất này cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan, cần cẩn trọng hơn vì một số loại hóa chất có tác dụng ngược lại sẽ gây cáu cặn, ảnh hưởng xấu tới môi trường, điều kiện làm việc và tốn kém chi phí nếu sử dụng quá liều.

 

 

cach-khac-phuc-hien-tuong-an-mon-thap-tan-nhiet

Cách khắc phục hiện tượng ăn mòn tháp tản nhiệt

 

 

Công dụng của từng loại hóa chất

 

 

Để hiểu chi tiết về các loại hóa chất trên cũng như cách sử dụng, quý khách tìm hiểu thông tin dưới đây:

  • Cromat: là chất kiểm soát ăn mòn đối với các loại tháp có chất liệu từ thép.
  • Kẽm: là chất ức chế sự ăn mòn tốt, có thể sử dụng ở liều lượng 0.5 – 2mg/l cho các hệ thống.
  • Nitrat: hóa chất gây ức chế sự ăn mòn theo chỉ định của hệ thống tuần hoàn kín có chất liệu là nhôm. Liều lượng sử dụng 10 – 20 mg/l.
  • Polysilicate: ức chế ăn mòn với nồng độ 6 – 12mg/l cho hệ thống tháp hạ nhiệt sử dụng vật liệu thép và nhôm.
  • Phosphonate: gồm HEDP, AMP, PBCT có khả năng ức chế cáu cặn, ăn mòn tốt.

 

Trên đây là một số nguyên nhân và biện pháp xử lý tình trạng chống ăn mòn tháp giải nhiệt. Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ hotline: 0907.667.318 để nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách khắc phục tình trạng ăn mòn tháp tại doanh nghiệp bạn.

Liên hệ Tư vấn Văn phòng Công ty
Hỗ trợ online 8:00 - 18:00 | Đặt hàng online 24/24